Làm thế nào để các bé mầm non hứng thú với môn ngoại ngữ mới là tiếng Anh?
Liệu các bé có thích học song ngữ trong tiết học? Giáo án dạy tiếng Anh mầm non như thế nào sẽ hỗ trợ cho bé phát triển khả năng ngoại ngữ?
Cùng Step Up tìm hiểu chủ đề giáo án dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non trong bài viết này. Với tiêu chí “học mà chơi, chơi mà học” với các bé mầm non ngay trong các tiết học cụ thể.
1. Giáo án dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non là như thế nào?
Giáo án dạy tiếng Anh mầm non là bản kế hoạch tổng thể về nội dung giảng dạy trên lớp của giáo viên được soạn ra trong giấy để tiến hành dạy học trong các tiết trên lớp. Hiểu theo phương pháp khác thì giáo án chính là thiết kế về tiến trình trong một tiết học; là kế hoạch, nội dung kiến thức mà giáo viên dự định sẽ giảng để dạy trên lớp với học sinh hoặc một nhóm học sinh nhất định.
Chính vì vậy, trong quá trình soạn giáo án dạy tiếng Anh mầm non, giáo viên phải cân nhắc và tính toán kỹ điều kiện thời gian cho phép và đối tượng học sinh để từ đó chuẩn bị nội dung, phương pháp, thiết bị phù hợp..Trên thực tế đã cho thấy, một giáo án dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thành công cho lớp này nhưng chưa chắc đã hiệu quả với lớp khác. Vì thế, với những đối tượng khác nhau, giáo viên cần có những giáo án giảng dạy khác nhau để có phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học tốt nhất cho các bé
2. Nội dung cho giáo án dạy tiếng Anh mầm non
Giáo án giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em nói chung và giáo án dạy tiếng Anh mầm non nói riêng cần phải đầy đủ các nội dung sau:
- Đề tài giảng dạy
- Mục đích giảng dạy
- Nội dung cần phải giảng dạy
- Tài liệu (sách, truyện, video,…) cần dùng trong quá trình giảng dạy
- Phương pháp dạy
- Các thiết bị cần trong quá trình dạy và học
- Các hoạt động khác giữa giáo viên và trò trong lớp học
- Bước kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh mầm non.
Tất cả những nội dung này cần phải ghi chép một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng và phù hợp với thời gian buổi học cũng như từng đối tượng học.
3. Những lưu ý khi soạn giáo án dạy tiếng Anh mầm non
Độ tuổi ở trẻ mầm non là độ tuổi rất nhạy cảm. Mọi hình thức nuôi dưỡng, giáo dục ở độ tuổi này đều cần được xây dựng và thiết kế cân nhắc kỹ lưỡng, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tính cách của các bé, những hạt giống tâm hồn còn rất non nớt. Vì vậy, một mẫu giáo án tiếng Anh mầm non hiệu quả cần có hệ thống giáo trình, cung cấp phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non thực sự phù hợp và phải dựa trên những đặc điểm vật lí, tâm lí của các em. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong cách soạn giáo án dạy tiếng Anh mầm non, giúp các bé học tiếng Anh hiệu quả hơn và phòng tránh các tác dụng tiêu cực của việc học tiếng Anh sớm.
3.1 Nguồn tiếng Anh chuẩn
Ngoài các tài liệu tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung, giáo viên có thể tìm kiếm và tham khảo thêm một số giáo trình giảng dạy khác để phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh cho trẻ mầm non. Lựa chọn các cuốn sách tiếng Anh cho trẻ em là một trong các tiêu chí để có một giáo án giảng dạy hiệu quả. Khi chọn tài liệu tiếng Anh dùng với mục đích dạy trẻ ngoại ngữ, giáo viên và cha mẹ nên ưu tiên các tài liệu tiếng Anh có nguồn tiếng Anh chuẩn đã được công nhận bởi các chuyên viên, chuyên gia. Giáo trình, tài liệu tiếng Anh đúng quy chuẩn là một trong nhưng yếu tố đầu tiên đảm bảo nguồn tiếng Anh chất lượng và an toàn cho bé.
3.2 Hiểu tâm lý trẻ mầm non
Một trong các yếu tố quan trọng nhất trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non là phương pháp giảng dạy. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Anh khác nhau, nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp với đối tượng trẻ mầm non.
Chính vì vậy, giáo viên cần hiểu đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ nhỏ để lựa chọn và xây dựng một phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non mới lạ hơn.
3.3 Đa dạng cách truyền đạt nội dung, hạn chế lý thuyết
Với độ tuổi ở trẻ mầm non, khả năng nhận thức, chú ý, tư duy của bé còn hạn chế vì vậy giáo viên nên hạn chế cách dạy học tập trung quá nhiều vào các lý thuyết “khô khan”.Giáo viên nên đưa nhiều hình ảnh sôi động với màu sắc rực rỡ vào chương trình giảng dạy để thu hút sự chú ý và những khả năng tập trung của trẻ nhỏ. Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng cảm âm và bắt chước siêu tốt, không những thế trí nhớ của trẻ cũng gắn liền với yếu tố cảm xúc.
Do đó, giáo viên nên để trẻ học tiếng Anh qua các bài hát, hoặc hướng dẫn bé học từ vựng qua các bộ phim bằng tiếng Anh ngắn nhưng vui nhộn.
Ngoài mỗi buổi học, giáo viên cũng nên tổ chức các trò chơi tập thể trong lớp để các trẻ ôn tập các kiến thức được học và tạo dựng môi trường học hào hứng. Điều này sẽ mang lại quá trình dạy và học hiệu quả hơn.
3.4 Tập trung kỹ năng nghe nói
Giống như khi chúng ta học những ngôn ngữ của mẹ đẻ, trẻ cũng cần được học nghe, học nói trước khi học đọc, học viết.
Giáo viên và cha mẹ nên khích lệ bé nói tiếng Anh nhiều hơn bằng cách cho bé nghe nhạc qua các bài hát tiếng Anh, xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh và bắt chước các câu nói, các lời ca, các đoạn hội thoại tiếng Anh mà bé yêu thích.
Trong một tuần, hãy cho bé đóng kịch trong các vai diễn hoặc kể chuyện để giúp trẻ giao tiếp một cách tự nhiên và tự tin hơn.
Trẻ em như búp trên cành, mọi tác động tới các bé đều phải cẩn thận và nhẹ nhàng. Dạy tiếng Anh cho bé cũng vậy, gia đình và nhà trường cần cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố để lựa chọn, soạn giáo án dạy tiếng Anh mầm non. Nhất định phải dành cho trẻ chương trình học tiếng Anh phù hợp, chất lượng và hiệu quả nhất!
Hi vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có trong tay cách soạn giáo án nói chung và cách soạn giáo án tiếng Anh mầm non nói riêng.